Trước tiên, để hiểu được khái niệm VPS là gì, chúng ta sẽ bắt đầu với các thuật ngữ đó là hosting và máy chủ.
Vậy, hosting và máy chủ là gì?
Hosting hay còn gọi đầy đủ là Web/Email hosting là một dịch vụ cho phép các tổ chức và cá nhân đăng tải một website/email lên Internet. Nhà cung cấp dịch vụ mua web hosting là một doanh nghiệp cung cấp các công nghệ và dịch vụ cần thiết để website/email của khách hàng có thể hoạt động trên Internet. Các website/email được lưu trữ trên các máy tính đặc biệt gọi là các máy chủ (server).
Lưu ý: các nhà cung cấp thường có xu hướng tách riêng web hosting và email hosting ra làm 2 dịch vụ riêng biệt để bảo đảm chất lượng của từng dịch vụ.
Máy chủ (server) được hiểu nôm na là một máy tính nhưng với thiết kế và cấu hình đặc biệt. Điều này cho phép hoạt động 24/7 trong thời gian dài từ vài tháng, vài năm đến hàng chục năm nhằm cung cấp các dịch vụ nhất định, ví dụ trong lĩnh vực CNTT có một số máy chủ cung cấp dịch vụ website, email, dịch vụ kế toán. Năng lực và thông tin của máy chủ cũng được đo đếm, thể hiện thông qua các thông số tương tự như máy tính cá nhân như CPU, RAM, tốc độ đĩa cứng, các cổng USB, cổng mạng, băng thông, …Vậy VPS là gì?
VPS là từ viết tắt của Virtual Private Server. Trên một máy chủ vật lý, người ta sẽ tạo ra nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo này là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt với CPU riêng, RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng bất cứ lúc nào cũng có thể khởi động lại thậm chí cài đặt lại hệ thống. Do vậy, VPS được gọi là máy chủ ảo.
Despacitooo! – Chậm lại một chút!
Nếu cái gì cũng riêng vậy thì cái gì sẽ chung?
Câu trả lời chính là máy chủ vật lý. Các VPS chia sẻ lẫn nhau tài nguyên của máy chủ vật lý. Đây chính là lí do tại sao mà VPS vẫn có những nhược điểm của nó mà bạn sẽ tìm thấy ở bên dưới.
Tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá VPS được dùng để làm gì?
– Máy chủ cho game.
– Lưu trữ website đa dịch vụ như website bán hàng, website thương mại điện tử, các diễn đàn, các trang web có lượng truy cập lớn …
– Phát triển platform: như hệ điều hành, ứng dụng trên hệ điều hành hoặc dễ hình dung nhất là các ứng dụng trên các điện thoại thông minh. Các ứng dụng này luôn cần phải có một nơi lưu trữ đa dạng các loại dữ liệu như: file cài đặt, file cập nhật phần mềm, thông tin user, lịch sử giao dịch, hình ảnh.
– Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp: Các email doanh nghiệp bạn thường thấy chẳng hạn như [email protected] cần một máy chủ để lưu trữ, xử lý gửi nhận … các email nội bộ cũng như từ khách hàng.
– Chạy các chương trình Livestream.
– Tạo các môi trường ảo để lập trình, phân tích virus, nghiên cứu.
– Làm kho lưu trữ các dữ liệu như tài liệu, hình ảnh, video.
Để hiểu rõ hơn nữa về VPS, chúng ta hãy đến với ưu và nhược điểm của nó:
Ưu điểm của VPS:
– Tính tiện lợi: Trên một máy chủ vật lý, người ta tạo ra nhiều VPS, do vậy việc kiểm tra vận hành, sao lưu dữ liệu sẽ dễ dàng hơn.
– Tính tiết kiệm: Các chi phí của máy chủ vật lý như chi phí lắp đặt, thuê không gian lưu trữ, tiền điện, các chi phí vận hành khác được chia sẻ cho bởi nhiều VPS trên một máy chủ vật lý đó.
Nhược điểm của VPS:
Chính việc dùng chung máy chủ vật lý cũng dẫn đến các nhược điểm của VPS đó là:
– Hiệu suất hoạt động không ổn định do bị chia sẻ tài nguyên.
– Khả năng mở rộng, nâng cấp tài nguyên bị giới hạn, chi phí đắt đỏ.
– Nếu xảy ra các sự cố với máy chủ vật lý, tất cả các VPS trên máy chủ vật lý đó sẽ bị ảnh hưởng.
Vậy giải pháp nào có thể thay thế hoàn hảo cho VPS?
Câu trả lời chính là Cloud Server.
Về bản chất, Cloud Server được xây dựng cũng dựa trên các máy chủ vật lý. Tuy nhiên, các máy chủ vật lý sẽ được liên kết với nhau thành một cụm và điểm nổi bật là công nghệ nhân bản được sử dụng để tăng tính an toàn và giảm rủi ro cho khách hàng. Cụ thể, giả sử bạn có các VPS 1, VPS2…VPSn được tạo trên máy chủ vật lý 1. Nếu máy chủ vật lý 1 bị hư ổ Disk, tất cả các VPS trên đều sẽ ngừng hoạt động. Tuy nhiên, giả sử chúng ta có VPS 1 được xây dựng trên Cloud Server, thì công nghệ nhân bản sẽ khiến cho VPS 1 không chỉ hoạt động trên duy nhất một máy chủ vật lý 1, mà nó còn có các bản sao khác hoạt động trên các máy chủ vật lý 2 và 3. Giả sử máy chủ vật lý 1 bị hỏng, VPS1 của bạn vẫn hoạt động bình thường trên máy chủ vật lý 2 và 3, không những thế, VPS 1 của bạn sẽ tiếp tục được nhân bản trên máy chủ vật lý 4 để luôn hoạt động tối thiểu trên 3 máy chủ vật lý (Con số này tùy thuộc hạ tầng của nhà cung cấp) để đảm bảo VPS của bạn luôn an toàn và sẵn sàng 24/7).
Vậy, so sánh với VPS truyền thống, Cloud Server còn có những lợi thế nào khác:
Hiệu suất: đối với VPS truyền thống, việc phân chia không tối ưu số lượng VPS giữa các máy chủ vật lý là một trong các vấn đề chính dẫn đến sự không ổn định của hệ thống cung cấp dịch vụ. Trong Cloud Server, hệ thống sẽ tự động cho các VPS hoạt động trên máy chủ vật lý tối ưu nhất. Hơn nữa, tính ổn định và an toàn cao là một điểm nhấn nổi trội hơn cả của Cloud Server. Tốc độ xử lý, cách thức vận hành và năng suất tối đa và hơn thế nữa là những điều bạn sẽ có được khi lựa chọn Cloud Server. Khả năng mở rộng: Hiển nhiên rồi, Cloud Server luôn sẵn sàng và đảm bảo tài nguyên cho nhu cầu mở rộng của bạn.
Cloud Server tuyệt vời như vậy, thì đâu là địa chỉ uy tín và đáng tin cậy để bạn có thể đặt mua?
Nếu đã đi đến phần này của bài viết, chắc hẳn bạn cũng hiểu được rằng để đầu tư một hạ tầng Cloud Server như vậy thì chi phí ban đầu không hề nhỏ, đó là chưa kể đến các chi phí vận hành khác như tiền điện, bảo trì, đội ngũ kỹ sư vận hành.
Để nhận được các thông tin khuyến mãi và các chương trình giảm giá, Like và Theo dõi Fanpage của chúng tôi: https://www.facebook.com/cloudvietz